Một trong những vấn đề khiến nhiều du học sinh Nhật Bản lo lắng khi xin việc tại Nhật, hoặc ứng tuyển vào các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam chính là yêu cầu trình độ tiếng Nhật ngay tại thời điểm phỏng vấn qua hình thức test hoặc phỏng vấn bằng tiếng Nhật với người bản xứ.
Để chuẩn sẵn sàng cho các cuộc phỏng vấn nói chung và phỏng vấn xin việc bằng tiếng Nhật nói riêng các bạn thường biết đến một cách chuẩn bị chính là tìm kiếm và tập luyện trước với các câu hỏi phổ biến bởi rất có thể nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi bạn những câu hỏi đó và nếu đã có sự chuẩn bị trước thì bạn sẽ lợi thế hơn nhiều. Dưới đây là tập hợp những câu hỏi phổ biến khi đi xin việc mà bạn có thể tham khảo cùng những nguyên tắc quan trọng khi đi phỏng vấn xin việc.

1/ Những câu hỏi bằng tiếng Nhật phổ biến khi đi xin việc

Thông thường, trong một cuộc phỏng vấn với bất cứ mục đích gì như phỏng vấn học bổng, phỏng vấn xin việc… thì câu hỏi cầu tiên mà bạn có thể được hỏi chính là

(1) Hãy giới thiệu về bản thân của bạn.

Với câu hỏi này là câu hỏi không khó, nhưng để trả lời khéo léo, hấp dẫn thì bạn cũng cần vạch rõ trong đầu nên nói gì, không nên nói gì theo nguyên tắc ngắn gọn, súc tích, nói tự nhiên, trôi chảy sao cho thể hiện được khái quát, đầy đủ những thông tin mà nhà tuyển dụng đang quan tâm ở bạn.
Câu hỏi tiếp theo dành cho bạn cũng là cơ hội để bạn tỏa sáng, và trình bày những gì mình muốn nhấn mạnh. Đó là:

(2) Hãy cho biết những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Câu hỏi này là một câu hỏi phổ biến nhưng cũng không hề dễ dàng vì nó là câu hỏi tạo điều kiện để bạn có thể phô diễn bản thân nhưng cũng không nên sa đà, phản cảm vì nó cũng là cách để nhà tuyển dụng đánh giá độ thành khẩn và khiêm tốn của bạn.
Sau đó, họ sẽ hỏi bạn đến những vấn đề khác như công việc hiện tại, hay bạn đã tìm hiểu gì về công ty và công việc này chưa?

(3) Tại sao bạn nghỉ việc ở chỗ làm hiện tại và bạn?

(4) Bạn đã tìm hiểu được những gì về công ty và vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Đây là những câu hỏi đánh giá được sự phù hợp qua sự thiện chí và nguyện vọng thực sự của bạn khi vào công ty.

Tiếp đó, bạn sẽ được hỏi sâu hơn về kinh nghiệm chuyên môn của mình trong lĩnh vực cụ thể mà bạn đang ứng tuyển. Những câu hỏi này sẽ có sự khác biệt ở từng ngành nghề, tùy vào ngành bạn ứng tuyển là gì mà nhà tuyển dụng có thể hỏi xoáy về một mảng kiến thức cụ thể hay khái quát nhất của bạn.
Ngoài những câu hỏi sâu cho từng ngành, thì vẫn có những câu hỏi chung khác như về việc quan điểm, nguyện vọng của bạn về một công việc tốt, bạn có làm việc  lâu dài không? Hay bạn có thể bắt đầu đi làm từ bao giờ?
Khi khép lại cuộc phỏng vấn, câu hỏi cuối cùng thường nhà tuyển dụng dành cơ hội cho bạn được chủ động hỏi ngược lại, hoặc có bất kì thắc mắc gì cũng có thể hỏi lại. Đây như là phép lịch sự, cũng là lúc bạn thể hiện nguyện vọng, sự hiểu biết của bản thân nên bạn cũng nên chuẩn bị trước 1 vài câu hỏi để có tư liệu trao đổi trong cuộc phỏng vấn.

2/ Những nguyên tắc vàng khi tham gia phỏng vấn

Khi tham gia bất kì cuộc phỏng vấn nào, bạn thường được khuyên ngoài việc chuẩn bị kiến thức chuyên môn thì tác phong, tinh thần, thái độ cho đến trang phục cũng cần phải chuẩn bị chu đáo nhất.
Đặc biệt là bạn phỏng vấn với người Nhật, đặc trưng của họ là coi trọn tác phong, thái độ, tính kỷ luật thậm chí hơn cả chuyên môn, trình độ. Chính vì vậy bạn tuyệt đối không được trễ giờ, thậm chí tìm hiểu về khái niệm đúng giờ của người Nhật, bạn sẽ thấy rằng họ còn đi sớm hơn từ 15 – 30 phút để có sự chuẩn bị cũng như cảm nhận không gian chu đáo nhất.
Khi trả lời phỏng vấn thì bạn cần lưu ý trả lời ngắn gọn, súc tích, giữ nét mặt tươi tắn, nụ cười tự tin, trung thực. Về trang phục, phụ kiện hãy đơn giản, lịch sự, trang điểm nhẹ nhàng thể hiện sự tôn trọng với người phỏng vấn. Đặc biệt, khi kết thúc phỏng vấn, đừng quên nói lời cảm ơn và chào lịch sự nhất đối với người phỏng vấn bạn.